Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

LẨU CÁ LĂNG - MÓN NGON CHO NGÀY SUM HỌP

Cá lăng là loại thực phẩm có chứa nhiều chất khoáng, Omega 3,vitamin và protein có lợi cho cơ thể. Đặc biệt, thịt cá thơm ngon, chắc ngọt , không có xương dăm, rất ít chất béo nên rất dễ tiêu và cho người ăn cảm giác ngon miệng mà không bị ngấy.

Có tác dụng giải nhiệt vào mùa hè nhưng lại làm ấm cơ thể vào mùa đông chính là công hiệu tuyệt vời của những món lẩu cá. Chính vì vậy, lẩu cá lăng sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn và gia đình trong mỗi dịp sum họp.


Hôm nay, đầu bếp của Vạn Bảo Ngọc sẽ chia sẻ cho các bạn bí quyết để nấu lẩu cá lăng:
Nguyên liệu 
Cá lăng 1 con
Xương lợn/ bò/ gà nấu nước dùng
Măng chua:300g
Cà chua: 300g
Dứa: 1 quả
Đậu phụ: 2 bìa
Váng đậu
Bún
Các loại rau ăn lẩu
Gia vị: gừng, sả, nấm hương,chanh/quất, ớt, mắm, muối, hạt nêm, đường
Chế biến
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Nấu nước dùng
- Làm sạch cá, tách đầu và đuôi. Dùng dao nhỏ lạng nhẹ nhàng dọc theo xương sống cá. Tiếp theo lật phần xương sống cá xuống thớt xẻ từ đuôi lên đầu để được 2 miếng phi lê cá lăng. Sau đó cắt bỏ phần bụng cá của miếng phi lê, phần bụng cá có thể đem nấu nước dùng. Đặt miếng phi lê, khứa xéo xéo dọc theo thớ thịt để ướp ngấm gia vị.
Cá lăng là cá da trơn, khá tanh. Để khử mùi tanh của cá lăng khi làm cá cần làm sạch mang, phi lê như trên rồi đem trần qua nước sôi có bỏ thêm gừng, trần khoảng 1-5 phút để cá vẫn tươi.
- Các nguyên liệu khác: hành tím, bóc vỏ băm nhuyễn. Thơm xắt miếng vừa ăn. Cà chua xắt lát, gò gai xắt khúc. Đậu thái miếng, rau ăn lẩu rửa sạch để ráo.


Bước 2: Cách nấu lẩu cá lăng
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn, đun nóng. Dầu nóng cho sả, tỏi, ớt, măng vào, để lửa to xào nhanh tay cho chín tới rồi tắt bếp.
- Cho tất cả vào nồi nước hầm xương, đun sôi, hớt bọt. Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để khoảng 5 phút cho vị của cà chua và măng được ngấm vào nước dùng. Nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp, rắc thêm ngò gai, rau ôm cho thơm.


Bước 3: Trình bày
- Tất cả đã sẵn sàng, múc cá, măng, rau, cà chua, hành, ngò cho đẹp mắt, cho nước dùng vào, đun sôi nồi lẩu.
- Nước chấm mắm chanh đường cho ngon, thêm ớt cho đậm đà.
- Khi nước lẩu sôi, múc ra chén ăn kèm với bún tươi, trụng thêm rau sống và thưởng thức.
Lẩu nóng, thịt cá đượm vị, nước dùng chua chua, ngọt ngọt hấp dẫn. Còn chờ gì nữa, nhanh tay thực hiện cách nấu lẩu cá lăng đãi gia đình, bạn bè ngay thôi.
Chúc các bạn thành công!

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Cách Thực hiện món " Lẩu Gà"

Trong tiết trời tiết mưa sầm sùi cả ngày như hôm nay, món lẩu là lựa chọn tuyệt vời cho các cuộc gặp gỡ, bữa sum họp. Bếp Vạn Bảo Ngọc sẽ chia sẻ cho các bạn công thức nấu lẩu gà đơn giản mà không kém phần hấp dẫn.
Nguyên liệu (cho 6 người ăn)
- Gà: 1 con
- Xương
- Bún: 1kg hoặc mì tôm
- Nấm hương, hạt sen, đương quy, kỷ tử...
- Sả, cà chua, tỏi, hành khô...
- Các loại rau: Rau muống, rau ngải cứu, rau mồng tơi, nấm kim, cải thảo...
- Cà chua, cà rốt, váng đậu ….
- Gia vị: Đường, muối, mì chính, nước mắm, ớt tươi, hành.


Cách chế biến:
Bước quan trọng để món lẩu ngon là chế biến nước lẩu. Mỗi người có khẩu vị riêng nên việc đánh giá độ ngon khác nhau
Bước 1: Rửa sạch xương mang đi hầm lấy nước. Thịt gà rửa sạch chặt vừa miếng. Rau củ các loại rửa sạch, cắt miếng, để ráo nước. Tỏi băm nhỏ, sả rửa sạch đập dập, cắt khúc. Cà chua thái múi cau. Váng đậu chiên lên.
Bước 2: Hành khô băm đem phi thơm sau đó cho sả và cà chua vào xào cùng. Sau đó cho nước dùng xương nêm mắm, muối, mì chính hạt nêm cho vừa miệng. 
Bước 3: Cho nấm hương, kỷ tử, đương quy, hạt sen vào đun sôi
Bước 4: Trình bày đẹp mắt. Nước lẩu sôi nhúng thịt gà và các loại rau. Ăn kèm bún và nước chấm

Trên đây là cách chế biến một nồi lẩu gà thơm ngon để tiếp đãi gia đình và bạn bè. Chúc các bạn thành công!

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Học cách làm món " Nem dê" đặc sản Ninh Bình

Trong thực đơn các món đặc sản Cố Đô ta không thể không kể đến món "nem dê", được làm từ thịt dê núi Ninh Bình. Nem dê Ninh Bình luôn khiến các thực khách phải say mê và thích thú bởi hương vị đặc trưng không đâu có.
Hôm nay Vạn Bảo Ngọc mách cho các bạn cách làm món đặc sản thơm ngon này nhé!!!
Nguyên liệu làm món nem dê Ninh Bình:
– Thịt dê thăn hoặc đùi
– Thính gạo
– Bì dê
– Lá ổi, lá đinh lăng lá chuối tươi, muối, tỏi, lạt buộc.

Nem dê Ninh Bình - Ảnh: Internet
Chuẩn bị:
- Thịt dê làm sạch, thái sợi mỏng nhưng không nát
- Bì dê làm sạch trần qua nước sôi, để nguội rồi thái sợi thật mỏng.
- Làm thính gạo: ta dùng gạo nếp đem rang vàng để nguội rồi xay nhuyễn, thính khi thành phẩm có màu vàng nhạt mùi rất thơm.
- Tỏi bóc vỏ đập rập
- Chuẩn bị lá gói, đem rửa sạch, để ráo nước
Các bước làm:
Bước 1:  Trộn đều thịt dê với bì dê theo tỉ lệ 1/3. Cho thính gạo và tỏi đập dập vào bóp đều, có thể cho một chút rượu để thịt dê vẫn giữ được màu tươi ngon, không bị tái màu do tỏi.
(lưu ý nên cho 1 lượng thính vừa phải nếu cho nhiều quá nem nhanh lên men còn nếu ít quá nem sẽ đủ độ tơi rời của miếng thịt)
Bước 2: Sau khi trộn đều nem, để khoảng một tiếng cho thịt dê ngấm gia vị, nắm từng nắm nhỏ rồi cuộn lá ổi, lá đinh lăng bên ngoài, gói nem bằng lá chuối tươi (nên dùng lá chuối goòng)  lấy dây buộc chặt, treo nem ở nơi sạch sẽ thoáng mát.
Bước 3: Đợi nem lên men khoảng 2 – 3 ngày là ăn được (nếu trời mùa đông quá lạnh có thể phải 4 ngày nem mới ăn được).

Nem khi thành phẩm phải đủ độ tơi rời của miếng thịt - Ảnh: Internet

Thưởng thức món nem dê bạn sẽ cảm nhận được vị chua chua ngọt ngọt, hương thơm nồng của thính gạo lên men và lá ổi xen lẫn hương vị thịt dê khác hẳn các món nem thông thường. 
Chúc các bạn thành công!!!

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

Nghề bếp

Đã bao giờ bạn say sưa dành cả một buổi tối chỉ để ngắm những bức hình về các món ăn? Đã bao giờ bạn muốn lao ngay vào nhà hàng để thưởng thức món nào đó chỉ vì trông thấy những hình ảnh quảng cáo của chúng quá đẹp? Để cho ra lò những sản phẩm vừa nhìn thôi đã thấy thèm như thế, chính nhờ vào bàn tay phù phép của những người đầu bếp.

                 


Một họa sĩ nhất định phải biết vẽ, một ca sĩ nhất định phải biết hát. Tương tự như thế, một đầu bếp nhất định phải có kiến thức về ẩm thực..Tuy nhiên, một người đầu bếp giỏi nếu chỉ bởi đã chọn nguyên liệu chuẩn xác, đúng tỉ lệ các thành phần thì có lẽ chúng ta sẽ có vô vàn những tay thiện nghệ khi mà công nghệ đã đi sâu vào lĩnh vực nấu ăn. 
Có thể bạn không biết, để dấn thân vào nghề đầu bếp thì trước hết phải đam mê. Một đầu bếp nhà hàng Vạn Bảo Ngọc chia sẻ: "Nếu không đam mê với công việc nấu nướng thì khó vượt qua được những áp lực để duy trì công việc, chưa nói đến việc tập trung sáng tạo món ăn”.



Từ những món ăn đơn giản, cho đến những món tinh tế, cao cấp đều chứa trọn niềm đam mê, sáng tạo và chữ tâm trong nấu ăn của người đầu bếp. Món dù ngon ăn mãi cũng chán, do đó người đầu bếp phải luôn thay đổi cách chế biến để mang đến sự mới mẻ cho thực khách.



Có thể khẳng định rằng “Linh hồn” của nhà hàng chính là những người đầu bếp, bởi thế vai trò của họ rất quan trọng. Một nhà hàng muốn thành công nhất định phải luôn chú trọng không gian bếp của mình và đặc biệt luôn tạo điều kiện tốt nhất cho những người đầu bếp để họ tập trung sáng tạo và thực hiện đam mê của mình.

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Cơm cháy Ninh Bình - Giá trị ẩm thực Châu Á

Cơm cháy Ninh Bình là món đặc sản được Tổ chức kỷ lục Châu Á công nhận theo bộ tiêu chí "Giá trị ẩm thực Châu Á"; Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận - Top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam.

Hiếm có món ăn nào thể hiện hết được sự tinh túy của hạt gạo Việt Nam như cơm cháy Ninh Bình. Không khoa trương, biến tấu, cơm cháy Ninh Bình trước sau chỉ dùng chính hạt gạo nguyên chất để thể hiện giá trị "ngọc thực" của chính nó.


Cơm cháy ngon phải được làm theo phương pháp thủ công, truyền thống và trong quá trình làm đòi hỏi thời gian, sự kỳ công của người thợ từ khâu chọn gạo, nấu chín, làm nước sốt đến thưởng thức món ăn. Nguyên liệu làm cơm cháy là gạo tẻ thơm, hạt trắng đều. Gạo được vo sạch, đổ vào nồi đồng hoặc nồi gang có đế dày, tra lượng nước vừa đủ như nấu cơm thông thường để cơm chín có độ xốp dẻo. Cơm chín tỏa mùi thơm thì lấy ra dát mỏng trên chảo gang dày, bắc lên bếp, duy trì nhiệt độ ổn định cho tới khi cơm khô. Lúc đó mới đem phơi khô, bảo quản. Nấu cơm là giai đoạn quan trọng nhất. Khi cơm đủ độ dẻo, cháy mới mềm, ngon.


Khi ăn, đem chúng chiên giòn trong chảo dầu (lượng dầu ăn phải đủ ngập phần cơm cháy). Chiên cho tới khi miếng cơm cháy nổi trên mặt chảo dầu thì vớt ra, lúc  này cơm cháy mới bảo đảm độ xốp, giòn và thơm nhất.
Theo như chia sẻ của các đầu bếp nhà hàng Vạn Bảo Ngọc thì cơm cháy có nhiều cách ăn. Nhưng ăn khi nóng và chan với nước sốt tim cật lợn hoặc nước sốt thịt dê núi Ninh Bình vẫn là ngon nhất. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được mùi hương ngậy của cơm cháy giòn tan, nước sốt thịt dê nóng hổi, hấp dẫn, đậm đà khó quên.


Cơm cháy Ninh Bình không chỉ đơn giản là một món ăn mà nó còn là nét tinh túy trong văn hóa ẩm thực của người dân đất Cố đô theo suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm. Với sự độc đáo trong cách chế biến và hương vị tuyệt hảo, riêng biệt, cơm cháy xứng đáng được công nhận “Giá trị ẩm thực châu Á”, góp phần tôn vinh hạt gạo Việt và khẳng định giá trị về văn hoá ẩm thực của Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Món ăn dê - những cái tên tạo nên thương hiệu "Đặc sản dê núi Ninh Bình"

Đã từ rất lâu khi nhắc đến Ninh Bình ai cũng nghĩ ngay đến các món dê núi thơm ngon ở đây. Sự nổi tiếng ấy đã lan rộng toàn quốc. Nếu đã từng thưởng thức thịt dê ở đây thì dù có đi khắp các tỉnh thành trên cả nước bạn cũng sẽ không cảm nhận được mùi thơm ,vị ngon mà chỉ thịt dê Ninh Bình mang lại.
Đối với những thực khách sành ăn dê thì món dê tái vẫn là món ngon nhất. Dê khi chế biến tái sẽ làm cho miếng thịt giữ nguyên được vị mềm ngọt đặc trưng. Nhiều món khi chế biến kết hợp với một số thực phẩm khác sẽ làm giảm bớt hương vị riêng biệt của thịt dê nhưng riêng dê tái thì không. Chính vì thế những người sành ăn dê rất hay lựa chọn món này khi đến với Ninh Bình.

(Thịt dê - nhà hàng Vạn Bảo Ngọc)

Đi kèm với thịt dê núi Ninh Bình chính là món cơm cháy giòn tan. Hai món đặc sản nổi tiếng này đã trở món ngon kỷ lục châu Á trong danh sách 10 món đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.
Dê né là cách gọi theo lối hình tượng dân dã của món ăn được tạo nên từ những miếng thịt dê tươi ngon, không cần qua gia vị. Thưởng thức dê né, người ăn sẽ cảm nhận được hương vị nguyên sơ của núi rừng bởi sau khi nhúng vào dầu sôi, tất cả dưỡng chất sẽ cô lại bên trong miếng thịt làm nên vị mềm ngọt riêng có của dê núi.


Không chỉ tận dụng triệt để những công dụng từ thịt dê đem lại, các đầu bếp của nhà hàng Vạn Bảo Ngọc còn kết hợp với những vị thuốc dân gian như thuốc Bắc để tạo nên món chân dê hầm thuốc bắc. Đây là món ăn rất độc đáo và sáng tạo bởi thịt dê đã bổ nay lại được hầm cùng thuốc bắc thì chẳng khác nào “thần dược” cho sức khỏe.


Đối với dê hấp, món này sẽ rất ngon khi được hấp cách thủy với sả và riềng, ăn kèm với lá sung, chuối xanh, đinh lăng và một số loại rau thơm, thêm một chút vừng trắng món dê hấp sẽ cực kì dậy mùi và hấp dẫn.


Thực khách đến với nhà hàng Vạn Bảo Ngọc sẽ được thưởng thức món nem dê theo cách truyền thống các món nem của người Việt. Cũng vị nem dê Ninh Bình nhưng được cuốn qua lớp bánh đa nem đem chiên giòn, khi thưởng ta sẽ cảm nhận được một món nem truyền thống mang hương vị mới lạ.


Với đa dạng các món dê, thực khách đến Ninh Bình sẽ được thưởng thức trọn vẹn hương vị khác lạ chỉ dê Ninh Bình mới có.
Chúc bạn đọc có một trải nghiệm ẩm thực Ninh Bình rõ nét sau bài viết chia sẻ này của chúng tôi!


Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Hương vị tươi ngon tự nhiên - tiêu chí hàng đầu của ẩm thực Vạn Bảo Ngọc

Nếu như nói nấu ăn là một nghệ thuật thì các đầu bếp chính là những nghệ sĩ, những nghệ sĩ Vạn Bảo Ngọc với lòng nhiệt huyết, yêu nghề cho ra những kiệt tác nghệ thuật là những món ăn ngon, tròn vị.
Những nghệ sĩ ấy không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Chính vì thế hương vị món ăn ở đây thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa.
Vào mùa xuân, trời mưa phùn, se se lạnh, được nhâm nhi một bát ốc chuối đậu hay các món ếch xào, ba ba om thì rất hợp thời tiết.


Những ngày thời tiết nóng như mùa hè, thưởng thức các món canh, rau xanh đạm bạc hay các món nộm, salad để giải nhiệt quả là điều đúng đắn.


Hay vào tiết trời mùa đông thực hiện các món lẩu là điều tuyệt vời hơn cả.


Ngoài ra rất nhiều thực khách đến đây hết lòng khen ngợi sự chuyên nghiệp, hài hòa của những món ăn, từ hương vị cho đến cách bày trí. Nếu như chưa từng được chiêm ngưỡng, thưởng thức thì khó có thể hình dung hết được sự tinh tế của từng món.
Mặc dù thế, những đầu bếp Vạn Bảo Ngọc vẫn không ngừng tìm tòi, học hỏi tạo ra nhiều những món ăn mới, hương vị mới để chiều lòng các thực khách khi đến với nơi đây.